Lưu ý sử dụng Incoterms 2010 trong thương mại quốc tế đôi với Doanh nghiệp XNK

0

1/ Phân chia rủi ro trong Incoterms 2010

Incoterms 2010 phân chia rủi ro từ người bán sang người mua một cách rõ ràng hơn so với Incoterms 2000. Nếu như trong Incoterms 2000, phương thức giao hàng FOB người bán chỉ chịu trách nhiệm tới “lan can tàu” (Ship Rail) thì ở Incoterms 2010 có hiệu lực vào ngày 1-1-2011, thuật ngữ này được thay thế bằng “ở trên tàu” (On Board The Vessel). Theo đó, người bán (seller) sẽ chuyển rủi ro của lô hàng mình bán thực sự cho người mua (buyer) khi hàng thực sự “ở trên tàu” chứ không phải “lan can tàu” như trước nữa.

2/ Qui định chi phí

Trong Incoterms 2010, các chi phí khi nhận hàng tại cảng đến như lệnh giao hàng (Deliver Order), phí vận đơn đường biển (Bill Of Lading) và nhất là phí nâng hạ container (Terminal Handing Charges) được quy định rõ hơn so với Incoterms 2000. Theo đó, Incoterms 2010 quy định các chi phí trên đều do người bán chịu nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cần ghi rõ trong hợp đồng ai sẽ chịu các chi phí này một cách rõ ràng, nếu không phần thiệt thòi sẽ nghiêng về các doanh nghiệp Việt Nam.

3/ Thay đổi về thuật ngữ của Incoterms 2010

Các điều kiện của Incoterms 2000 như DAF, DES, DEQ và DDU trong Incoterms 2010 được thay thế bằng các thuật ngữ như DAT (Delivered At Terminal), hàng đến đích đã dỡ xuống; DAP (Delivered At Place), hàng đến đích sẵn sàng để dỡ xuống. Trong đó các thuật ngữ như “Terminal” và “Place” được hiểu theo nghĩa rộng hơn là cầu cảng, cảng.

4/ Chuyển từ FOB sang các điều kiện khác

Các doanh nghiệp khi xuất khẩu nên chuyển dần từ điều kiện FOB sang các điều kiện khác như CIF, CFR, vì các điều kiện này sẽ có lợi cho các doanh nghiệp trong việc kiểm soát lô hàng nếu đối tác chưa thanh toán đủ hoặc không thanh toán tiền thì các doanh nghiệp chỉ tốn một ít chi phí chở hàng về còn hơn mất cả lô hàng. Điều kiện FOB theo Incoterms 2010 chứa đựng rất nhiều rủi ro như khi giao hàng lên tàu, mặc dù người bán còn giữ các chứng từ nhận hàng (Bill Of Lading) nhưng đã mất quyền kiểm soát lô hàng của mình, các doanh nghiệp có thể mất một phần hay cả lô hàng vì không thể ra lệnh cho hãng tàu ngừng giao hàng cho người mua vì người bán không phải người thuê tàu

5/ Quy tắc giao hàng

Trong Incoterms 2010, các quy tắc giao hàng cũng được chia làm hai nhóm so với bốn nhóm trong Incoterm 2000. Nhóm một được áp dụng cho bất kỳ phương thức vận tải nào, gồm các điều kiện như EXW – giao tại xưởng; FCA – giao cho người chuyên chở; CPT – cước phí trả tới; CIP – cước phí và phí bảo hiểm trả tới; DAT – hàng đến đích đã dỡ xuống; DDP – giao hàng đã nộp thuế. Trong khi đó, nhóm còn lại chủ yếu được áp dụng khi có vận tải biển hay nội thủy gồm các điều kiện như FAS – giao dọc mạn tàu; FOB – giao lên tàu; CFR – tiền hàng và cước phí; CIF – tiền hàng, bảo hiểm và cước phí.

Như vậy, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần lưu ý đến những thay đổi của Incoterms 2010 so với Incoterms 2000, và lưu ý khi lựa chọn điều khoản giao nhận để phòng tránh rủi ro, tránh phát sinh chi phí khi thực hiện giao dịch trong Thương mại quốc tế

Bạn cũng có thể thích