Bảo hiểm hàng hoá XUẤT NHẬP KHẨU (XNK)

0

– Đối tượng áp dụng: Áp dụng đối với khách hàng cá nhân, doanh nghiệp có hàng hoá Xuất khẩu nhập khẩu (XNK)

– Đối tượng bảo hiểm: Là hàng hoá, tài sản, vật thể đang trong quá trình vận chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác (bao gồm cả thời gian lưu kho, chờ xếp lên phương tiện vận chuyển, trung chuyển hoặc chờ chủ hàng nhận lại hàng theo qui định của điều khoản bảo hiểm, tiền cước vận chuyển hàng hoá, tiền lãi ước tính của hàng hoá, chi phí tổn thất chung

Phạm vi bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu: áp dụng theo bộ điều khoản bảo hiểm hàng hóa của Hiệp hội nhà bảo hiểm Luân Đôn:

  • Điều khỏa bảo hiểm hàng hóa A (I.C.C “A”) – 1/1/82; hoặc 1/1/09
  • Điều khỏa bảo hiểm hàng hóa B (I.C.C “B”) – 1/1/82; hoặc 1/1/09
  • Điều khỏa bảo hiểm hàng hóa C (I.C.C “C”) – 1/1/82; hoặc 1/1/09

Bảo hiểm có hiệu lực khi đối tượng bảo hiểm rời kho hay nơi lưu trú tại địa điểm được ghi trong Hợp đồng /GCN bảo hiểm để bắt đầu việc vận chuyển, tiếp tục quá trình vận chuyển bình thường và kết thúc :

  • Khi giao tới kho của Người nhận hay tới kho, nơi lưu chứa cuối cùng tại địa điểm được ghi trong Hợp đồng /GCN bảo hiểm;
  • Khi giao tới kho, nơi lưu chứa trước khi tới hoặc tới đại điểm được ghi trong Hợp đồng /GCN bảo hiểm mà NĐBH lựa chọn;
  • Để lưu chứa không theo quá trình vận chuyển bình thường hoặc
  • Để phân phối
  • hoặc
    • Vào lúc hết hạn 60 ngày sau khi kết thúc việc dỡ đối tượng được bảo hiểm khỏi mạn tàu biển tại cảng dỡ cuối cùng;
    • Tuỳ theo trường hợp nào đến trước.

Quyền lợi bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu theo bộ 3 điều khoản bảo hiểm Luân Đôn

RỦI RO ĐƯỢC BẢO HIỂM

ICC (A) ICC (B)

ICC (C)

Cháy và nổ

V

V

V

Tàu/phương tiện vận chuyển mắc cạn, đắm, lật úp

V

V

V

Phương tiện vận tải bị lật, trật bánh

V

V

V

Tàu đâm va vào nhau hoặc phương tiện vận chuyển đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước

V

V

V

Dỡ hàng tại cảng lánh nạn

V

V

X

Động đất, núi lửa phun, sét đánh

V

V

X

Hy sinh tổn thất chung

V

V

V

Ném hàng khỏi tàu hoặc hàng bị nước cuốn khỏi tàu

V

V

X

Nước biển, sông, hồ tràn vào tàu, xà lan, hầm tàu, container hoặc nơi chứa hàng

V

V

X

Tổn thất toàn bộ kiện hàng bị rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi xếp/dỡ hàng

V

V

X

Tổn thất chung và chi phí cứu hộ

V

V

V

Cướp biển, trộm cắp và không giao hàng

V

X

X

Cây gãy đổ, cầu cống, đường hầm và các công trình kiến trúc khác bị sập đổ

V

X

X

Phương tiện chở hàng bị mất tích

V

X

X

Ký hiệu: V : được bảo hiểm
              X : Không được bảo hiểm

Ngoài ra áp dụng một số điều khoản bảo hiểm giêng như:

  • Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không – 1/1/82;
  • Bảo hiểm rủi ro chiến tranh (Hàng hóa) – 1/1/82
  • Bảo hiểm rủi ro chiến tranh – Hàng vận chuyển bằng đường hàng không –  1/1/82;
  • Bảo hiểm rủi ro đình công (hàng hóa) – 1/1/82
  • Bảo hiểm dầu chở rời  – 1/1/83
  • …….
  • …..

Số tiền bảo hiểm (STBH) : 100% hoặc 110% giá trị hàng hoá hoặc giá CIF + 10%

Giá CIF = (C + F)/(1 – R%)  Trong đó:

  • C (Cost) : Giá trị hàng hoá
  • F (Freight): Cước phí vận chuyển
  • I (Insurance): Phí bảo hiểm
  • R%: Tỷ lệ phí bảo hiểm (Gồm tỷ lệ phí chính + tỷ lệ phí phụ) – Chi tiết bên dưới

STBH không vượt quá: CIF + 10%

Tỷ lệ phí bảo hiểm: tùy thuộc vào tính chất, chủng loại hàng hóa, hình thức đóng gói, phương tiện vận chuyển và điều khoản bảo hiểm áp dụng.

Cách tính Phí bảo hiểm hàng hoá XNK:

  1. Nguyên tắc chung :
    • Tỷ lệ phí bào hiểm (R%) =  Tỷ lệ phí gốc + Tỷ lệ phí phụ
      • Tỷ lệ phí gốc: Theo biểu phí của từng loại mặt hàng, cách xếp hàng,,,,
      • Tỷ lệ phí phụ: Tỷ lệ phí chuyến, chuyển tải, tàu già, phí chiến tranh, đình công, mở rộng rủi ro phụ….
    • Phí bảo hiểm = STBH x R%
  2. Cách tính phí:
    • Có thể là giá CIF hoặc giá CIF + 10%
    • Phí bảo hiểm I = CIF (hoặc CIF + 10%) x R%
    • Trường hợp phát sinh phụ phí tàu già: I(tàu già) = STBH x R% tàu già
    • Tổng phí bảo hiểm là = I + I(tàu già) 

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ

Hotline: 0908 266 567
Email: kimphuthinh@gmail.com
Skype: kimphuthinh
Zalo: 0908266567