Nguyên tắc cơ bản của Bảo hiểm

0
  1. Bảo hiểm rủi ro, không bảo hiểm một sự chắc chắn : Người bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm cho một sự cố, tai nạn bất ngờ, ngẫu nhiên, không lường trước được, ngoài ý muốn của Người được bảo hiểm. Không nhân bảoh iểm cho một sự kiện chắc chắn xảy ra;
  2. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: Tất cả các giao dịch, cam kết bảo hiểm cần được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau và trung thực tuyệt đối. Cả Người bảo hiểm và Người được bảo hiểm đều phải trungthực tuyệt đối trong tất cả các vấn đề.
  3. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: Là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan, gắn liền với hay phụ thuộc sự an toàn hay không an toàn của đối tượng  bảo hiểm. Nguyên tắc này chỉ ra rằng Người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm; Quyền lợi bảo hiểm có thể là là quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong đối tượng bảo hiểm;
  4. Nguyên tắc nguyên nhân gần: Có nghĩa là nguyên nhân chủ động hữu hiệu, tạo nên một chuỗi các sự kiện dẫ đến một hậu quả mà không cần có sự can thiệp của bất kỳ một động lực nào, được bắt đầu và hoạt động tích cực từ một nguồn mới, độc lập .
  5. Nguyên tắc bồi thường, thế quyền: Khi có tổn thất xảy ra, Người bảo hiểm phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho Người được bảo hiểm có vị trí tài chính như trước khi có tổn thất xảy ra, không hơn không kém. Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi

Nguyên tắc thế quyền (Subrogation): Người bảo hiểm sau khi bồi thường cho Người được bảo hiểm, có quyền thay mặt Người được bảo hiểm để đòi người thứ ba có trách nhiệm bồi thường cho mình

  1. Nguyên tắc đóng góp bồi thường ( Contribution) : Người được bảo hiểm có quyền chỉ khiếu nại tổn thất ở 1 công ty bảo hiểm hoặc khiếu nại tổn thất ở tất cả các Côngty bảo hiểm mà người đó tham gia. Nếu 1 Công ty  bảo hiểm đã trả toàn bộ số tiền bồi thường thì Công ty bảo hểm đó có quyền yêu cầu các Công ty bảo hiểm còn lại bồi thường phần trách nhiệm tương ứng của mình.
  2. Nguyên tắc giảm thiểu tổn thất: Người được bảo hiểm phải bằng mọi cách tốt nhất trong khả năng của mình để bảo vệ và giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. NĐBH không được bỏ bê và hành xử vô trách nhiệm trong các sự kiện như vậy chỉ vì đã tham gia bảo hiểm.
Bạn cũng có thể thích